Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Thịt chó

Thịt chó là món khoái khẩu của phần đông dân nhậu và cũng là món ăn dễ kiếm, dễ làm, bình dân cho các bà nội trợ. Vì sao “cầy tơ 7 món” lại hấp dẫn tới thế? Phải nói rằng từ đầu tới chân chó đều có thể là vật liệu làm thuốc và nhất là có tác dụng cho việc tăng cường sinh lực, giúp phái mạnh thêm mạnh mẽ hơn trước mỗi cuộc yêu. Trong 100g thịt chó có đến 19g protein, 13 - 28,6g lipid và nhiều vitamin, khoáng chất… Thịt chó tính mặn, chua, nóng, có tác dụng bồi bổ, trợ dương, ích khí, trừ hàn. Thịt chó (cẩu nhục) có thể chế biến nhiều món như xào, hấp, nấu, kết hợp với các vị thuốc hồi, hạt sen, quế chi, riềng, trần bì, đẳng sâm sẽ giúp bạn nâng cao cường thể lực, chữa đau lưng, mỏi gối, yếu mệt… Xương chó có rất nhiều canxi mang vị ngọt, tính âm có tác dụng mạnh gân cốt, hoạt huyết, sinh cơ. Đem xương chó kết hợp với xương khỉ, xương ngựa, xương trăn nấu thành cao dùng để bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe. Cẩu thận và cẩu pín (tinh hoàn và dương vật) của chó là món ăn chữa liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Với tính mặn, vị hàn, cẩu thận và cẩu pín có tác dụng nâng cao cường sinh lực, ích tinh, tráng dương. Cách chế biến rượu tam cường gồm có thận chó (bầu dục) hai quả, tinh hoàn chó 2 quả, dương vật chó 1-2 cái, cộng với các vị thuốc: đẳng sâm, đỗ trọng, ba kích thiên, đại táo, nhục thung dung, cẩu tích. Thận, tinh hoàn, dương vật chó rửa sạch, sấy khô. Cho toàn bộ các vị thuốc trên về ngâm với 5 lít rượu, ngâm trong vòng 3 tháng rồi hạ thổ 20 ngày là sử dụng được. Công dụng bổ thận tráng dương, chữa liệt dương, di tinh, bạch đới, tinh trùng ít và yếu. Với những người bị nóng trong, thích ăn uống nguội lạnh, hay uống nước, táo bón, ăn không tiêu, nâng cao huyết áp, hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt nên hạn chế thịt chó. Những người bị ung thư, bệnh tim mạch, người mới ốm dậy... cũng không nên ăn. 

 

 Thịt chó bảy món.

  BS. Nguyễn Nghiêm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét